Image
Loading
31/05/2023 09:51 CH
Chiều ngày 30/5/2023, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi hiến tặng hiện vật của gia đình ông Công Ngọc Dũng - cháu nội cụ Nguyễn Thị An - gia đình cơ sở cách mạng giai đoạn từ năm 1941 đến năm 1945 ở xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Tại đây, ông Công Ngọc Dũng thay mặt gia đình trao tặng Bảo tàng Quảng Ninh hai hiện vật quý: (1) Bức ảnh “Ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc lần thứ nhất từ ngày 23-25/8/1945 trước khi vào nội thành Hà Nội đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945; lần thứ 2 ngày 24/11/1946); (2) Cuốn sách “75 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại Phú Gia (23-8-1945/23-8-2020).
Ảnh: Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh, ông Đỗ Quyết Tiến
tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ ông Công Ngọc Dũng
(phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội).
 
Phú Gia, huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội) là một trong những nơi có các cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương (tức Đảng Cộng sản Việt Nam) về làm việc trong thời kỳ từ năm 1941-1945. Trong những năm trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Phú Gia có vinh dự lớn là đã 3 lần được đón Bác Hồ về thăm. Cũng tại Phú Gia, Trung ương Đảng đã tin tưởng đặt cơ sở in Báo Cờ giải phóng (thời kỳ 1941-1945), Trạm liên lạc với các cơ sở của xứ ủy, tỉnh ủy trong cả nước.
 
Ngày 23-8-1945, khi đoàn cán bộ và Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về Hà Nội, Người đã đến gia đình cụ Nguyễn Thị An tại làng Phú Gia (nay là phường Phú Thượng, quận Tây Hồ) để dừng chân nghỉ ngơi và làm việc từ ngày 23-8 đến ngày 25-8-1945.
 
Ngày 24-11-1946, sau khi Người trở về từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc, gia đình của cụ An và người dân làng Phú Gia, Phú Xá một lần nữa được vinh dự đón Người quay trở lại thăm. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với cán bộ xã và cán bộ quận Lãng Bạc, Bác quan tâm và thăm hỏi nhiều nhất về tình hình tổ chức đời sống nhân dân, căn dặn phải đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, củng cố và xây dựng chính quyền vững mạnh về mọi mặt, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp lâu dài.
 
Bức ảnh “Ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc lần thứ nhất
từ ngày 23-25/8/1945 trước khi vào nội thành Hà Nội
đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945; lần thứ 2 ngày 24/11/1946)
 
Từ đó đến nay, ngôi nhà của cụ Nguyễn Thị An vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, lưu giữ những di vật, hiện vật cùng nhiều tài liệu, hình ảnh vô giá liên quan đến thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi và làm việc tại đây.
 
Với những sự kiện lịch sử quan trọng đó, ngày 3-12-2021, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã quyết định xếp hạng di tích nhà cụ Nguyễn Thị An là di tích cấp quốc gia.
 
Cuốn sách “75 năm ngày Bác Hồ về ở và làm việc tại Phú Gia (23-8-1945/23-8-2020)
 
Giám đốc Bảo tàng Quảng Ninh, ông Đỗ Quyết Tiến trân trọng cảm ơn những hiện vật quý mà gia đình ông Công Ngọc Dũng trao tặng và khẳng định đơn vị sẽ nhanh chóng nghiên cứu để lưu giữ và phát huy giá trị của tài liệu, hiện vật nhằm tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc đến khách tham quan trong nước và quốc tế.
 
Nguyễn Thị Xuân – Bảo tàng Quảng Ninh
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 08:56 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Công tác triển lãm, trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Quảng Ninh trong những năm qua

Công tác triển lãm, trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Quảng Ninh trong những năm qua

  • 11/07/2024 12:00 SA

Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Với cách tổ chức triển lãm, trưng bày chuyên đề...