Image
Loading
28/10/2020 05:18 CH
Gốm hoa nâu là dòng gốm đặc trưng xuất hiện vào thời Lý-Trần, với đặc điểm dễ thấy là thường được thể hiện dưới dạng hoa văn men trắng trên nền men nâu, hoa văn nâu trên nền men trắng ngà, hoặc nền men nâu và hoa văn khắc chìm để mộc. Gốm hoa nâu đa dạng về kích cỡ và hình dáng, từ các loại ấm, âu, bát, đĩa, bình, cho đến thạp, thống, chum, tượng các loài vật. (1)
Cốt gốm dày, làm từ đất sét trắng và cao lanh, nung ở nhiệt độ 1200-12800C. Gốm chỉ qua lửa một lần nên các khâu trang trí (tráng men, khắc họa tiết, tô màu) phải hoàn thành khi sản phẩm còn là đất mộc.Màu nâu trang trí được làm từ đá son, gỉ sắt, phù sa. (2)
 
Sự phát triển của gốm hoa nâu chia làm 3 giai đoạn.Giai đoạn đầu, gốm chủ yếu là nền trắng, họa tiết nâu đơn giản do kỹ thuật tạo màu chưa phát triển và phổ biến. Giai đoạn thứ 2, bắt đầu có sự xuất hiện của gốm nền trắng men nâu - men trắng được tráng, sau đó phần nền được cạo men để tô màu nâu, hoặc màu nâu tô chồng lên men trắng. Giai đoạn 3 là khi kỹ thuật phát triển, các nghệ nhân không dừng lại ở tô màu mà còn tráng men màu nâu hoặc màu da lươn. (2)
 
Để chế tác gốm hoa nâu, các công đoạn chủ yếu bao gồm tạo hình gốm, tráng men, tạo họa tiết chìm bằng dụng cụ đầu nhọn, cạo men trên họa tiết chìm hoặc trên nền, tô màu lên phần cạo men và nung. (2)
 
Thống gốm hoa nâu trưng bày tại tầng 2 Bảo tàng Quảng Ninh
 
Gốm hoa nâu tại Bảo tàng Quảng Ninh tiêu biểu có thống hoa nâu được khai quật tại di tích đền An Sinh, thị xã Đông Triều. Thống được cho là có niên đại từ thời Trần (thế kỷ 13-14), chỉ còn lại những mảnh vỡ song đã được phục chế lại theo kích thước nguyên gốc. Thống có đường kính miệng 98 cm, cao 52 cm và đường kính đáy 49 cm, phủ men trắng, trang trí hoa nâu hình rồng, chim và hoa sen trên thân, phần đế để mộc. Miệng thống bẻ cong ra ngoài, sát thân đế có một lỗ nhỏ để thoát nước. (3)
 
 
Một hiện vật đáng chú ý khác là thạp hoa nâu hình trụ, miệng trơn, cổ trang trí hoa, vai có 4 tai, có viền chỉ màu nâu. Thân trang trí hoa cúc dây màu nâu và hoa văn hình lá. (4)
 
 
Âu hoa nâu chân thang với hình quả dưa. Nắp âu trang trí hoa nâu dấu hỏi, thân âu trang trí hoa nâu 2 bên. Phần đế thắt lại, chân đế có lỗ thủng hình chữ nhật. (5)
 
Đến với Bảo tàng Quảng Ninh, du khách sẽ được thưởng thức hàng chục tác phẩm gốm hoa nâu tinh tế và độc bản, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử và tôn giáo của thời đại Lý-Trần.
 
Tham khảo:
(1) Nguyễn Đình Chiến, Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh số tháng 8/2014
(2) Trần Khánh Chương, Nghệ thuật gốm Việt Nam, NXB Mỹ Thuật, 1990
(3) (4) (5) Tài liệu cổ vật tại Bảo tàng Quảng Ninh
 
Bài, ảnh: Nguyễn Kim Như
 
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
  
  
  

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 12:00 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

  • 06/02/2023 10:20 SA

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới ra đời là phát minh vô cùng quan trọng trong lịch sử loài người. Cho đến hiện tại, thiết bị này vẫn không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt. Nhờ có phát minh này mà nghệ thuật nhiếp ảnh...