Có thể hiểu: Quản lý di sản văn hóa là quản lý các hoạt động của con người/cộng đồng xã hội (nghiên cứu, kiểm kê, xếp hạng, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị,…) có thể tác động ở cả hai chiều thuận và nghịch tới di sản văn hóa. Quản lý di sản văn hóa là thiết lập mối quan hệ gắn bó giữa cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và cộng đồng dân cư địa phương nơi có di sản cần được bảo vệ, phát huy; là quản lý hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, trước hết, để giữ gìn lâu dài các giá trị văn hóa tiêu biểu của đất nước hiện đang tích hợp/vật chất hóa trong các di sản văn hóa với tư cách là nguồn thông tin khoa học chân thực, có khả năng cung cấp tri thức, hiểu biết, kinh nghiệm sống, bài học lịch sử có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, quản lý hoạt động bảo tồn di sản văn hóa còn phục vụ mục tiêu giáo dục, hình thành các nhân cách văn hóa và xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững.
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa là sử dụng cơ chế, chính sách thông qua bộ máy quản lý tác động có tính chất định hướng tới cộng đồng xã hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra mà không làm thay và đặc biệt là không “khoán trắng” cho dân. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế đều chỉ rõ, muốn nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa, cần thiết lập được những điều kiện cần và đủ cho tất cả các mặt hoạt động. Từ nhận thức này, Đảng và Nhà nước đã và đang nghiên cứu, xây dựng nhằm đưa ra những qui định chi tiết, cụ thể việc thi hành Luật trong thực tiễn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa trong quá trình hội nhập. Bài viết này, tập hợp hệ thống các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực quy định về di sản văn hóa.
Cụ thể: Luật Di sản văn hoá năm 2001; Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2001; Nghị định số 86/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước; Nghị định số 01/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các Quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nghị định số 98/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 62/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Nghị định số 61/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam; Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ngày Di sản văn hoá Việt Nam; Quyết định số 23/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài có thời hạn để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản; Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Thông tư số 07/2004/TT-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Thông tư số 07/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về việc ban hành Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng; Thông tư số 20/2007/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, cấp phát, quản lý, sử dụng chi phí thăm dò, khai quật khảo cổ khi cải tạo, xây dựng công trình; Thông tư liên tịch số 104/2007/TTLT/BTC-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn một số nội dung chi, mức chi cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách Nhà nước; Quyết định số 47/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ và người thực hành bảo quản hiện vật bảo tàng; Quyết định số 86/2008/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành quy chế thăm dò, khai quật khảo cổ; Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Thông tư số 13/2010/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia; Thông tư số 18/2010/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức và hoạt động của bảo tàng; Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh; Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 19/2012/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định loại di vật, cổ vật không được mang ra nước ngoài; Thông tư số 20/2012/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Thông tư số 11/2013/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về sưu tầm hiện vật của bảo tàng công lập; Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập qui hoạch, dự án, báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 03/2019/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật; Thông tư số 67/2019/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nội dung và mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước; Thông tư số 04/2023/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; (Tỉnh Quảng Ninh) Quyết định số 867/QĐ- UBND, ngày 03/4/2023 phê duyệt Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 17 - NQ/TU, ngày 30/10/2023 Về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Quảng Ninh trở thành nguồn lực nội sinh, động lực cho phát triển nhanh bền vững./.
Bài: Vũ Thị Kim Dung - Phòng Nghiên cứu