Image
Loading
11/11/2021 09:40 SA
Nhân kỷ niệm 85 năm ngày Truyền thống Công nhân vùng Mỏ - Truyền thống Ngành Than (12/11/1936 – 12/11/2021). Bảo tàng Quảng Ninh xin giới thiệu những tư liệu, hiện vật tiêu biểu về ngành Than đang được lưu giữ, trưng bày và phát huy giá trị tại Bảo tàng Quảng Ninh, đánh dấu một chặng đường lịch sử và cách mạng vẻ vang của ngành Than - một ngành rất đặc biệt bởi bề dày truyền thống và những đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế của đất nước và của tỉnh Quảng Ninh.
 
Bảo tàng Quảng Ninh được thiết kế lấy ý tưởng từ hình tượng than đá
- loại khoáng sản đặc trưng của Quảng Ninh
 
Tác phẩm: Chân dung thợ mỏ: Kích thước: Cao 4m;
Chất liệu: Đồng; do tác giả Kiều Sỹ Khuê sáng tác năm 2015
được đặt tại khuôn viên phía ngoài của Bảo tàng Quảng Ninh.
 
 
Ảnh: Than đá Antraxit: được khai thác ngày 05 tháng 4 năm 2012, ở độ sâu
-176m, tại vỉa G2, moong Đông Thắng Lợi, công trường xúc Tả ngạn,
thuộc Công ty Cổ phần than Cọc 6 – Vinacomin.
 
 
Than đá Antraxit: Được khai thác ngày 05 tháng 4 năm 2012,
ở độ sâu -176m, tại vỉa G2, moong Đông Thắng Lợi, công trường xúc Tả ngạn,
thuộc Công ty Cổ phần than Cọc 6 – Vinacomin được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Vietkings)
xác lập kỷ lục “Khối than nguyên khối lớn nhất Việt Nam” tháng 12 năm 2014.
(Kích thước: 3,60m x 2,80m x 2,20 = 22,20m3; trọng lượng khoáng 28 tấn)
 
 
Tác phẩm Vinh quang thợ mỏ Việt Nam – của nhà điêu khắc Phạm Sinh
được chuyển thể từ chất liệu than đá nhằm tôn vinh
những người con ưu tú của đất mỏ đã có những cống hiến lớn lao
trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.
 
 
Không gian Lịch sử phát triển ngành than tại tầng 3 Bảo tàng Quảng Ninh
 
 
Sa bàn mô phỏng khai trường khai thác than lộ thiên của Công ty than Cọc Sáu
 
 
Còi tầm: Xí nghiệp cơ khí Hòn Gai – sử dụng báo giờ vào ca và tan ca của công nhân.
 
 
Cửa lò vận tải (Mô hình khai thác than hầm lò tỉ lệ 1:1 tại Bảo tàng Quảng Ninh)
 
 
Mô hình khai thác than hầm lò với tỉ lệ 1:1 tại Bảo tàng Quảng Ninh
 
 
Hình ảnh, tư liệu về cuộc Tổng bãi công tháng 11/1936 của công nhân mỏ Quảng Ninh
 
 
Búa chém – Cụ Nguyễn Văn Yên, công nhân mỏ Hà Lầm
đã sử dụng làm vũ khí đấu tranh năm 1932 ở Mông Dương
và Cuộc tổng đình công của 3 vạn thợ mỏ tháng 11/1936.
 
 
Bị cói – Công nhân mỏ Cẩm Phả dùng đưa cơm tiếp tế
cho công nhân trong cuộc tổng đình công của 3 vạn thợ mỏ tháng 11/1936
 
 
Còi Hơi – của nhà máy than luyện Hòn Gai kéo hồi còi
tập trung công nhân mỏ Hồng Gai xuống đường biểu tình
trong cuộc tổng đình công của 3 vạn thợ mỏ tháng 11/1936
 
 
Câu Liêm – Công nhân mỏ đã sử dụng làm vũ khí
trong cuộc tổng đình công tháng 11/1936 ở khu mỏ Hồng Gai – Cẩm Phả
 
Những hiện vật về ngành than góp phần mang lại những đặc trưng riêng có cho Bảo tàng Quảng Ninh. Nhân dân Quảng Ninh luôn tự hào về truyền thống công nhân vùng Mỏ, tự hào về các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng hy sinh cho cách mạng, cho Tổ quốc tạo nên một thành quả vô giá, được gìn giữ và phát huy cho đến hôm nay và mai sau...
 
Bài, ảnh: Đặng Hoa - BTQN
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 12:00 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

  • 06/02/2023 10:20 SA

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới ra đời là phát minh vô cùng quan trọng trong lịch sử loài người. Cho đến hiện tại, thiết bị này vẫn không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt. Nhờ có phát minh này mà nghệ thuật nhiếp ảnh...