Image
Loading
13/03/2019 02:19 CH
Đình làng là công trình kiến trúc cổ truvền bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điếm nghệ thuật kiến trúc trong sáng, độc đáo, tính dân tộc phong phú, đậm đà sác thái dân gian và ít chịu ảnh hưởng ngoại lai hơn tất cả các loại hình kiến trúc cổ Việt Nam xây dựng trong xã hội phong kiến xưa.
Đình làng có thể xếp vảo loại hình các công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng vì lả nơi thò thành hoàng – vị thần báo hộ cứa mỗi làng Việt cố truyền, phong tục tín ngưởng trong xà hội Việt Nam cận đại.
 
Đình làng còn có thế xếp vào loại hình kiến trúc công cộng dân gian vì đó là một trung tâm sinh hoạt chính trị và xá hội của làng – tế bào sống vầ đơn vị cư trú cua xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945: là trụ sớ hành chính cua xã thỏn, nơi hội họp của Hội đồng kì mục để bổ bán binh dịch, phân chia công điên công tho, đặt khoán ước và giải quvết cõng vụ tranh chấp, kiện cáo, thu thuế, thu sưu, phạt vạ, ăn khao v.v… Trong những ngày hội làng – thường là ngày giỗ thành hoàng – đình làng lại trở thành trung tâm ván hóa của làng xã, trình bày và biếu diển tat cá kho tàng văn hóa dân gian tích lũy từ đời này qua đời khác cua địa phương, với sự tham gia nhiệt tình và sỏi nổi qua rước lề, các trò chơi, hát múa dân gian v.v… thu hút mọi lứa tuổi và lôi cuốn hầu hết dân làng tham dự. Do những chức năng nói trẽn, đình làng rõ ràng là một cóng trình kiến trúc đa năng và tống hợp, từ năm 1912 một học giả người Pháp p. Girăng đã viết: “Đó là nơi thực hiện tất cả những sự kiện đời sống vả xả hội Việt Nam” và đến ngày nay đình làng vẩn là một đối tượng vả đề tài lí thú của các nhà nghiên cứu xã hội học, nghệ thuật và kiến trúc.
 
 
Về bố cục tống thể không gian: địa điểm xây dựng đình làng thường không quá xa mà gắn liền với khu ở của dân làng, thế đất hẹp song tầm nhìn mơ rộng và phỏng khoáng. Đình có thể là một công trình đơn độc, hợp khối hay là một quân thê kiên trúc phản tán hay nửa phân tán, cũng có khi kết hợp xây dựng cùng các kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng khác: chùa của Phật giáo, Văn chi cua Không giáo va đen miêu cua đạo Giáo. Phía trước đình làng thường có sân rộng, hồ nước, cây xanh tạo canh v.v… để thóa màn công năng tập hợp đỏng đáo dân làng những ngày lé hội, VUI chơi giãi trí… tổng thê kiến trúc được bố cục nhấn mạnh tính hoành tráng, tính chiều hướng rõ rệt bằng hệ thống trục chính, trục phụ theo kiểu bố cục trung tâm kết hợp với bo cục chiều sâu và giai pháp khỏng gian quy hoạch được tố chức có sự gắn bó hài hòa cua 3 loại không gian kiến trúc: kín, nửa kín và thông thoáng nhằm phục vụ chức năng đa dạng tổng hợp của công trình.
 
– Hậu cung – là nơi thờ thần – Thành hoàng làng, giữ các vật thiêng liêng, đồ thờ cúng đòi hỏi một không gian không lớn lắm nhưng phái ớ vị trí trung tâm kín đáo đẽ tạo nên không khí thần bí, trang nghiêm. Trong kiến trúc đình làng, đây lả một dạng không gian quây kín cố định, nằm lọt ngay trong gian trung tâm cua tòa Đại đình (Đình Chu Quyến – Ba Vì – Hà Tây) hoặc được bố cục riêng biệt một nếp nhà ớ phía sau và nối tiếp với tòa Đại bái bằng một nhà cầu “ống muống” (đình Đình Báng – Tiên Sơn – Bắc Ninh).
Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng trong xã hội Việt Nam cận đại có nhiều nguồn gốc phức tạp, có Thành hoàng là một nhân thẩn: Trung thần nghĩa sĩ có công với nước với dân của địa phương mình hay lảng xã khác (Lí Bí, Triệu Quang Phục, Tran Hưng Đạo…), nhãn vật theo truyền thuyết và huyền thoại: Thánh Tán Viên (Sơn thần), có khi là ông tổ một dòng họ, một nghề thủ công truyền thống tập hợp nên làng xã (Đình Vạn Phúc Hà Tây), do đó có Thành hoàng làng là nhân thần song cũng có rhành hoàng lả thiên thần. Triều đình phong kiến tập quyền Việt Nam xưa đã khéo léo lợi dụng tín ngưỡng dân gian thờ Thành Hoàng ở các đình làng, quy tất cá các vị Thảnh hoảng làng vào hệ thống tôn ti trật tự của nền quân chủ, nhà vua phong “sắc” cho từng vị Thành hoàng, kèm theo sắc phong có bán “thần Phá” cùa bộ lê đế đề cao chính thế quán chu và triều đình.
 
– Đại Đình – là nơi hành lễ sinh hoạt công cộng và hành chính công vụ nên đòi hỏi diện tích và không gian khá lớn, trang trọng bề thế, gắn liền với hậu cung nhưng mặt khác lại có thế mở rộng đối với không gian rộng lớn và thiêng liêng bên ngoài. Giái pháp kiến trúc thông dụng của kiến trúc tòa Đại đình các đình làng thường là một nếp nhà rộng lòng 5-7 gian hoặc 9 gian có chái hay không có chái; 4 mặt nhà được lồng cứa bức bàn bưng kín hoặc củng có công trình để thông thoáng với những hàng cột và lan can đơn giản. Những ngôi đình làng tương đoi quy mô thường được cấu tạo sàn sạp bằng ván gỗ với 3 mức cao thấp khác nhau, thế hiện rõ sự phàn câp phân hạng rõ ràng về ngôi thứ và quyền lợi của làng thôn Việt Nam trong xã hội phong kiến những dịp tế lễ, hội hè kế cá khi ăn uông…
 
Tòa Đại đình là không gian chủ yếu và chính thống nhát của kiến trúc đình làng, mang nhiều ý nghĩa và yêu cầu sứ dụng cổ truyền, và là di duệ của ngôi nhà làng cõng cộng xa xưa từ thời Hùng Vương dựng nước mà lưu ảnh còn lại trên các trống đồng cổ Ngọc Lũ và Hoàng Hạ, tương tự tính chất các ngôi nhà rông của bán làng các dân tộc Tây nguvên ớ miền Nam Trung Bộ nước ta. Hệ thong kết cấu gỗ: cột, xà ke, bảy theo hệ chông rường hoặc giá chiêng, liên kêt chủ yêu băng mộng mẹo tạo nên thê cân bàng và vững chắc cho kiến trúc ngôi đình. Những hàng cột lớn, cột con đứng thắng trên các hòn kê bằng đá tảng và sức nặng toàn bộ mái, các vì xà, truyền qua các cột xuống hòn tảng không cần móng.
 
Nhìn từ bên ngoài: mái đình có tỉ lệ đồ sộ, khá dày, chiếm 2/3 chiều cao ngôi đình, bon góc xoè rộng uốn lượn nhẹ nhàng. Bờ nóc hơi võng, có khi 2 đâu nhó cao vút ra ngoài như hình con thuyền lớn, có khi được đắp hình đôi rồng chầu vòng sáng (lưỡng Long chầu Nguyệt) các bờ dải có đắp hình trang trí con xỏ, com kìm… củng các đường gờ đường xoi của lá mái, lá diềm, đao đình tạo nên những đường nét duyên dáng, tương phản rõ rệt với các nhà ớ thôn xóm lân cận và lại hòa hợp với thiên nhiên cây cao, hồ rộng, đồng ruộng mênh mông xung quanh.
 
– Nhà Tiền tế – thường có kích thước và quy mô nhó hơn tòa Đại đình, mặt bằng hình chữ nhật hay hình vuông và đa số không có cửa vách bao quanh.
 
Củng với sân đình, các hành lang Tả vu, Hữu vu, Tam quan… nhà Tiền tê là bộ phận nối tiếp giữa kiến trúc đình làng và ngoại cảnh tổng quan, can thiết khoáng đạt rộng mở đế dể dàng tập hợp quần chúng đông đáo tiến hành rước lê hoặc giải trí vui chơi.
 
Cả 3 thành phần kiến trúc nói trên được tổ hợp trải ra theo một đường trục thống nhất nhằm tạo được không khí trang nghiêm, hoành tráng của đình làng mà trọng tâm là tòa Đại đình. Tùy nơi, tùy hoàn cánh cụ thể mà các thành phan và công nãng tương ứng được kết hợp hay tách biệt đế tạo nên những kiến trúc dinh làng hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh, hợp khối tập trung hay phân bán hoặc nửa phân tán. Dù bố cục thế nào, tạo hình kiến trúc đình làng củng nổi lên là một bộ phận và biếu tượng vật chất của làng quê Việt Nam.
 
Lịch sứ phát triến cúa ngôi đình làng dân tộc gắn liền với những thời kì phong kiến độc lập tự chú từ hưng thịnh đến suy tản. Ngôi đình có niên đại sớm nhất ở nước ta là một ngôi đình ở cạnh động Thiên Tôn Hoa Lư (Ninh Bình) xây dựng từ thế kí X, song đó không phải là một công trình tôn giáo tín ngưỡng mà là một kiến trúc công cộng: một “đình trạm”, dùng làm nơi tạm dừng chân của các sứ bộ các châu mục… từ ngoải đến xin vào bái yết triều đình các vua Đinh – Tiền Lê. Hiện nay không còn di tích rõ rệt song củng còn một số dấu vết ớ địa điểm xây dựng ngôi đình cổ nói trên.
 
Trải qua thời Lí, Trần, cụ thể hơn là đầu thời Trần – theo chiếu chí của các vua nhà Trần, nhiều địa phương đã xây dựng kiến trúc “đình trạm” tương đối rộng khắp làm nơi nghi cho những người đi đường dừng chân, đồng thòi có thờ tượng Phật, do Phật giáo vẩn đang hưng thịnh trong xã hội nước ta. Cũng có ý kiến: thời kì thái bình thịnh trị trong lịch sử này, các Thái thượng hoàng và vua Trần có quan hệ tương đôi mật thiết với đời sống quần chúng nhân dân, hay đi tuần du, vi hành vê các địa phương, do đó “đình trạm” còn là nơi nhân dân và quan chức sở tại tiếp đón các nhà vua, sau dần trớ lẽn “đình làng” với chức năng giải quyết công vụ. Những chữ “Hoàng Đe vạn tuế”, “Thánh thọ vô cương”, “Thánh cung vạn tuế”… trên các hoành phi, phù điêu ơ một số đình làng có thể là ý nghĩa nói trên, song cũng có khía cạnh biếu thị chẽ độ quân chủ tập quyền qua kiến trúc đình làng – Trụ sở hành chính và hạ tầng cơ sớ của bộ máv cai trị xã hội phong kiến – đề cao chính thế quân chủ, gây uy thê cho các nhà vua. Qua các thời kì Lê (sơ) rồi đến thời Mạc, từ chức năng ngôi nhà dịch vụ công cộng, kiến trúc đình lảng đã dần dần biến đổi thành một công trình đa năng, thay the thờ Phật bằng thờ Thành Hoàng làng, xuất hiện hàng loạt trong những thế kỉ XVII, XVIII và có thể xếp sắp vào loại hình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng nước ta.
 
 
Thời Mạc (thế kỉ thứ XVI đã gây dựng nhiều ngôi đình quy mô lớn: đình Tây Đằng, đình Thanh Lũng (Ba Vì – Hà Tây), đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa – Bắc Giang), đình Thố Hà (Việt Yên – Bắc Giang) là những công trình nghệ thuật kiên trúc kêt hợp trang trí điêu khắc khá hoàn chỉnh của làng xã. Từ thời Lê Trung Hưng (thế kí thứ XVII) kiến trúc đình làng rầm rộ phát triển rộng khắp trong các làng xã ở thôn quê Việt Nam với sự đóng góp của quần chúng nhân dân và thực sự trớ thành những công trình đâu tư và sáng tác tập thể. Địa phương nào cũng muốn có được một ngôi đình to đẹp đàng hoàng để làm bộ mặt cho làng xã, hãnh diện với các nơi khác cho nên sự đóng góp của dân đinh rất tự nguyện và sôi nối hăng hái. Trong thi công kiến trúc và trang trí nội thất, có những đình làng do nhiều hiệp thợ cùng làm, mỗi hiệp thợ được phân công một phan việc, không ai bảo ai, ra sức trố tài… song khi hoàn thành công trình toàn bộ lắp ráp hoàn chỉnh và thống nhất đến cục bộ chi tiết, lại có biến hóa phong phú tùv tài tùv hứng các nghệ nhân. Nhiều chi tiết đối xứng nhau, cấu kiện có tính năng như nhau nhưng không hề có sự lắp lại. Do không bị quyền lực nào gò bó, công thúc như chế độ trưng tập xây dựng kiến trúc cung đình dinh thự cho các vua quan, nên kiến trúc đình làng mang tính dân gian đậm nét và độc đáo hơn tất cả các loại hình kiến trúc cổ khác, đồng thời nghệ thuật chạm khắc và văn hóa dân gian khác cũng qua hội hè đình đám và ở đấv mà nẩy nở, phát triến khá mạnh mẽ đúc kết và thế hiện tài năng khéo léo, trí tuệ sáng tạo của nhân dân lao động chúng ta. Những ngôi đình có giá trị kiến trúc và nghệ thuật được xâv dựng trong thời kì nầy, nay còn lại: Đình Tho Tang – Vĩnh Phúc, đình Hương Canh – Vĩnh Phúc, đình Hoàng Xá – Hà Tây, đình Thổ Hà – Bắc Giang (trung tu 1686), đình Phù Lão – Bắc Ninh.
 
Sang thời Lê Mạt (thế kỉ XVIII) việc xây dựng đình làng có sự giam sút do hoàn cảnh xã hội, kinh tế suy thoái tuy nhiên vẩn xuất hiện nhiều kiến trúc đình làng quy mô đồ sộ trang trí tinh xáo: đình Thạch Lỗi – Hải Dương, đình Chu Quyến – Hà Nội, đình Nhân Lí – Hải Dương, đình Đình Báng – Bắc Ninh.
 
Triều Nguyễn (thế kỉ XIX) dưới thời vua Gia Long củng còn xây dựng được một số đình lớn: đình Tam Tảo – Hà Bắc, đình An Đông – Quảng Ninh… song giá trị nghệ thuật kiến trúc và chạm khắc dân gian đả giám sút đi nhiều. Cuôi thời Minh Mạnh nhà Nguyễn, đình làng được xây dựng nhiều hơn: ơ vùng đồng hằng một số đã phố biến dùng vôi gạch, còn ớ miền núi gỗ vẫn là nguyên liệu chủ yếu. Kiến trúc đình làng không còn chỉ là của các làng xã miền xuôi, mà có ở nhiều địa phương miền ngược: đình Tân Trào (Tuyên Quang) đã trở thành một di tích lịch sứ cách mạng nước ta – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Đại hội quốc dân và thành lập Chính phù cách mạng lâm thời của chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trên đất miền Nam, tử thời kì này củng bắt đầu xây dựng kiến trúc đình, song do tính chất và tổ chức xã hội nông thôn có khác miền Bắc nên vai trò và chức năng công cộng bị mờ nhạt và thiên ve tôn giáo tín ngưỡng, lễ bái thánh thần gần với ngôi đền nhiều hơn, đồng thời rất ít cóng trình có giá trị kiến trúc và mĩ thuật truyền thống.
 
Cho đến ngày nay, trái qua thời gian và chiến tranh hủy diệt bao cõng trình kiến trúc cố xưa, song di tích của loại hình kiến trúc cố truyền và đậm đà sắc thái dân gian của ngói đình làng vẩn còn tồn tại khá nhiều trên khắp các địa phương và khá tập trung ở vùng đồng bằng trung du miền Bắc. Kiến trúc đình làng củng với cây đa, giếng nước, cổng làng… là hình ánh quen thuộc của nông thôn Việt Nam, không những lưu lại bằng sản phấm vật chất cụ thể mà còn đi vào tâm hồn tình cám người Việt Nam qua văn học dân gian: tục ngữ, ca dao, dàn ca…
 
 
 
 
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 12:00 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

  • 06/02/2023 10:20 SA

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới ra đời là phát minh vô cùng quan trọng trong lịch sử loài người. Cho đến hiện tại, thiết bị này vẫn không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt. Nhờ có phát minh này mà nghệ thuật nhiếp ảnh...