Image
Loading
10/12/2021 10:26 CH
Trong lịch sử, trống là loại nhạc cụ xuất hiện từ rất sớm. Từ lúc sơ khai, người xưa đã biết làm trống để tạo nên âm thanh có nhịp điệu. Trống được coi là một nhạc cụ quan trọng nhất trong bộ gõ, quyết định khá nhiều về nhịp nhạc, làm cho nhạc sinh động hơn cũng như giữ nhịp cho nhạc. Nhiều bài nhạc chỉ cần trống đã đủ tạo nên bản nhạc. Tuy nhiên trống không chỉ là nhạc cụ tạo nên những bản nhạc mà còn được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Trống đồng Quảng Chính – Bảo vật Quốc gia
hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh
 
Trống thường có kích thước to, tròn, cân đối, bên trong rỗng, được chia làm 3 phần chính: mặt trống, thân trống và đế trống. Chúng có cấu tạo khá đơn giản, nhưng chỉ cần chút khác biệt đã có thể tạo ra những âm thanh khác nhau. Trống được làm từ nhiều chất liệu: đồng, gỗ... tạo nên trống gỗ với mặt trống là da trâu hoặc trống đồng. Để tạo ra âm thanh, người ta thường đánh bằng tay hoặc sử dụng một hoặc hai chiếc dùi trống.
  
Trống có thể được trang trí theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với ý nghĩa, công năng và thời kỳ lịch sử. Nhưng đặc biệt hơn cả là trang trí trên trống đồng, trống thường được thể hiện những hoa văn rất đặc sắc ở mặt trống, thân trống như: hoa văn hình ngôi sao, hoa văn hình người, hình chim, hình thuyền…
 
Ngoài việc là một loại nhạc cụ, được sử dụng trong nghệ thuật âm nhạc đặc thù, từ xa xưa trống đã có rất nhiều công dụng khác: Tại châu Phi, các trống nói mô phỏng các âm thanh con người phát ra. Trong lịch sử Sri Lanka trống đã được sử dụng để liên lạc giữa chính quyền và người dân, với một lịch sử trải dài hơn 2500 năm. Thời cổ đại người Trung Quốc sử dụng trống để động viên quân đội, giúp tạo nhịp hành quân và chỉ đạo binh lính. Ví dụ, trong một cuộc chiến tranh giữa Qi và Lu năm 684 trước Công nguyên, tác dụng của trống cổ vũ tinh thần người lính đã thay đổi kết quả của một trận đánh lớn. Vào giữa thế kỷ 19, quân đội Scotland bắt đầu kết hợp các nhóm chuyên chơi trống vào Quân đoàn Highland của họ. Trong chiến tranh thời tiền Columbo, các quốc gia Aztec đã sử dụng trống để gửi tín hiệu đến các chiến binh đang chiến đấu.
 
Dàn trống hội trưng bày tại Bảo tàng Quảng Ninh
 
Tại Việt Nam, trong các lễ hội dân gian hầu như không thể thiếu âm thanh tưng bừng của tiếng trống khai hội. Trong Lễ hội của các dân tộc thiểu số không thể thiếu tiếng trống: như trong lễ mừng tuổi của người dân tộc Ê Đê khi tiếng trống, tiếng chiêng vang lên, sẽ là lúc người làm lễ được trao sức mạnh của sự trưởng thành; trong văn hóa của người Lô Lô (Phú Yên), trống đồng như bảo vật linh thiêng, khi tiếng trống đánh lên được coi là tín hiệu giữa cõi sống và cõi chết, giữa cuộc sống đời thường và thế giới siêu nhiên; tại các lễ hội truyền thống, những buổi biểu diễn ca múa dân gian của người Chăm, không thể thiếu bộ nhạc cụ là trống - yếu tố làm nên nét riêng, mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc Chăm…
 
Trống sấm, trưng bày tại tầng 1, Bảo tảng Quảng Ninh
 
Trong quân sự, tiếng trống giúp khích lệ quân lính trước khi ra trận, khích lệ nhân dân vùng lên đấu tranh. Trong kháng chiến chống Pháp xâm lược, tiếng trong năm ba mươi nổ ra ngày 14/10/1930 của nông dân huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình vùng dậy chống thực dân Pháp hưởng ứng phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh, đánh dấu mốc son trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc vẫn còn vang vọng đến hôm nay. Tiếng trống Ninh Châu rạng sáng ngày 15/7/1949 là điểm phát lệnh mở màn cho cao trào “Quảng Bình quật khởi”, là những hồi trống giục giã nhân dân vùng lên đấu tranh. Ngày nay, tại các điểm khám tuyển nghĩa vụ quân sự cho thanh niên, tiếng trống cũng đang vang lên giục giã, kích thích tinh thần xung kích của tuổi trẻ, chuẩn bị cho ngày hội tòng quân diễn ra dịp đầu Xuân mới.
 
Không chỉ có vậy, trống (trống đồng) còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền của nhà nước đối với các vùng tự trị.
 
Có thể thấy rằng, trống và tiếng trống từ lâu đã trở nên gần gũi và đồng hành cùng con người trong suốt chiều dài lịch sử. Cho dù hình thức, kiểu dáng có đa dạng nhưng âm thanh của trống mỗi khi vang lên vẫn giữ được nguyên vẹn những giá trị truyền thống./.
 
Phạm Thị Làn
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 12:00 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

  • 06/02/2023 10:20 SA

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới ra đời là phát minh vô cùng quan trọng trong lịch sử loài người. Cho đến hiện tại, thiết bị này vẫn không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt. Nhờ có phát minh này mà nghệ thuật nhiếp ảnh...