Image
Loading
06/01/2025 12:00 SA
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp chứng kiến sự kiên cường bất khuất của người dân cả nước nói chung và vùng mỏ Cẩm Phả nói riêng. Trong dó, cô thanh niên xung phong những năm ấy chính là “Nhân chứng sống” hồi tưởng lại kí ức sự kiện chống thực dân Pháp tại Vũng Đục, vùng mỏ Cẩm Phả.
Trong những năm 1946-1948, sau khi chiếm lại được khu mỏ Quảng Ninh, thực dân Pháp ra sức khủng bố đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân khu mỏ. Chúng thực hiện chính sách: “dùng người Việt, trị người Việt” củng cố bộ máy ngụy quyền, thành lập các tổ chức mật thám, ráo riết lùng sục, bắt bớ những người dân yêu nước, đoàn viên Công đoàn và thanh niên cứu quốc tại các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, xóm thợ, dân phố…
 
Vùng mỏ chìm trong không khí khủng bố đẫm máu của địch. Các cơ sở kháng chiến bị tổn thất nặng nề, hơn 300 đảng viên, đoàn viên công đoàn, hàng trăm công nhân, nhân dân bị cầm tù, tra tấn vụ khủng bố ở Vũng Đục của thực dân Pháp ngày 18/9/1948 là cuộc khủng bố đẫm máu, dã man nhất. Sau khi dùng cực hình tra tấn, chúng lấy dây thép gai, xâu tay, cho vào bao tải và buộc đá, đến đêm dùng thuyền chở ra Vũng Đục rồi dìm họ xuống biển. Trong số họ có người là cán bộ cốt cán, quần chúng yêu nước, một số người tuổi đời còn rất trẻ, đang độ tuổi mười tám đôi mươi tràn đầy sức sống.
 
Khi ấy, hình ảnh của người con gái tên Lê Thoa (tức Lê Thị Tuất) khi ấy mới 14 tuổi, bà đã cùng các anh chị tại vùng mỏ Cẩm Phả tham gia hoạt động cách mạng kháng chiến chống lại chế độ áp bức bóc lột của thực dân Pháp. Trong lúc hoạt động, một số anh chị bị Việt gian chỉ điểm và bị địch bắt, bị cầm tù và giết hại dã man. Cuối năm 1948 địch đã khủng bố bắt hàng trăm người yêu nước, chúng dùng những cực hình tra tấn dã man như mổ bụng, cho điện giật, hãm hiếp, bỏ đói…Bà đã chứng kiến sự anh dũng hy sinh của các anh chị tại Vũng Đục (Cẩm Phả - Quảng Ninh) khi đó có 8 chị là Nguyễn Thị Tý, Phạm Thị Tỵ, Đoàn Thị Mão, Nguyễn Thị Bích, Trần Thị Thu, Phạm Thị Ngọ, Phạm Thị Xuyến, Trần Thị Nga.
 
Bọn địch đã bỏ 8 nữ chiến sỹ cùng 3 nam thanh niên vào 11 bao tải, chúng lấy dây thép buộc lại, dùng dao đâm chết rồi đeo đá vào, chở ra xa dìm xuống biển Vũng Đục. Chị Lê Thị Thoa lúc đó nhỏ nên thoát nạn.
 
Bà Lê Thoa mặc giả người dân tộc Mán để đi hoạt động thời kỳ chống Pháp 1
 
Trong quá trình tham gia hoạt động- Năm 1952 bà Lê Thoa đã mặc giả người dân tộc Mán để đi hoạt động bí mật, bà cũng bị địch bắt giam tù tại hầm lô cốt Bến Đoan (Hòn Gai) trên đường đi bến phà Bãi Cháy (hiện có bia tưởng niệm nhà tù). Năm 1969, Bà Lê Thị Tuất đã được Hội đồng Chính phủ tặng thưởng huy chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì vì: Đã có thành tích trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc (Ngày 17/12/1969 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký). 2
 
Huân chương kháng chiến của bà Lê Thoa (tức Lê Thị Tuất) 3
 
Di tích Nhà giam tù chính trị
 
Năm 2012, để ghi nhận sự hy sinh dũng cảm của những công nhân mỏ ưu tú để bảo vệ tổ chức Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng, Đảng bộ và nhân dân thành phố Cẩm Phả đã xây dựng tại Vũng Đục (Cẩm Phả) đài tưởng niệm và đền thờ liệt sỹ ngay dưới chân núi Bàn Cờ.
 
 
Đài tưởng niệm tại Vũng Đục
Để tưởng nhớ đến đồng đội, tưởng nhớ các liệt sỹ, tưởng nhớ đến các chị cùng tham gia hoạt động chống Pháp - bà Lê Thoa đã làm bài thơ với tựa đề: “Vũng Đục năm cô gái bất tử” được nhạc sỹ vùng mỏ Nguyễn Côn phổ nhạc và ca sỹ Lê Sinh Mùi (em trai bà Lê Thoa) biểu diễn tại lễ khánh thành đền thờ Liệt sỹ tại Vũng Đục.
 
Khu di tích và danh thắng Vũng Đục được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh năm 1999 đã trở thành địa chỉ đỏ là minh chứng sống cho một quá khứ vàng son, thể hiện sự kiên cường và bền bỉ của dân tộc Việt Nam. Vũng Đục ngày nay còn không chỉ phát triển hình thức du lịch tâm linh mà còn kết hợp với loại hình du lịch trải nghiệm cảnh vật, hang động đặc sắc bên bờ vịnh Bái Tử Long mang vẻ đẹp nguyên sơ, thơ mộng.
 
Nguyễn Dũng, BTQN
(Ghi chú: 1,2,3 Nguồn tư liệu, hình ảnh của nhân vật trong bài cung cấp)
 
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 12:00 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới

  • 06/02/2023 10:20 SA

Máy ảnh đầu tiên trên thế giới ra đời là phát minh vô cùng quan trọng trong lịch sử loài người. Cho đến hiện tại, thiết bị này vẫn không ngừng được cải tiến và hoàn thiện về mọi mặt. Nhờ có phát minh này mà nghệ thuật nhiếp ảnh...