Image
Loading
27/04/2022 12:02 SA
Giữa những ngày tháng Tư lịch sử, hòa trong niềm hân hoan của nhân dân cả nước hướng về kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975-2022), nhân dân Quảng Ninh còn tự hào kỷ niệm 67 năm Ngày giải phóng Vùng mỏ 25/4 (1955-2022). Đáng tự hào hơn, khi trải qua 2 năm khó khăn của đại dịch Covid-19, Quảng Ninh vẫn kiên định thực hiện “mục tiêu kép” vừa ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả. Những chiến công trong thời bình đã góp phần tô thắm thêm truyền thống đoàn kết, ý chí kiên cường, anh dũng của lớp lớp thế hệ nhân dân Vùng mỏ.
Vẹn nguyên ký ức tháng Tư
 
Vùng mỏ Quảng Ninh trong ký ức những người sinh ra và lớn lên trước thời kỳ giải phóng là những ngày đấu tranh gian khổ mà bất khuất, hào hùng. Và trong những ngày này của 67 năm về trước, Vùng mỏ rực rỡ cờ hoa, muôn người chung một niềm hân hoan, vỡ òa hạnh phúc, đó là ngày quân đội ta tiến về tiếp quản Vùng mỏ, chấm dứt hơn 70 năm Thực dân Pháp cai trị. Quá khứ đã lùi xa, nhưng với những người tham gia tiếp quản Vùng mỏ và tất cả những thế hệ người dân ngày ấy, niềm hạnh phúc, xúc động nhìn quê hương được giải phóng, nhìn ngọn cờ tung bay phấp phới trên núi Bài Thơ vẫn vẹn nguyên như mới đây thôi.
 
Ông Vũ Chức (khu 8, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long) khi ấy là Tiểu ban quân báo khu Hồng Quảng, bồi hồi chia sẻ: Từ ngày 23-24/4, tôi khi ấy được phân công nhiệm vụ trưởng ban tổ chức đón bộ đội vào tiếp quản Khu mỏ ở bên phía Bãi Cháy, đã nhanh chóng tập hợp đoàn viên, thanh niên, thông báo rộng rãi đến nhân dân chuẩn bị cờ hoa đón bộ đội.
 
Những ngày ấy, không khí vui tươi, rộn ràng nơi nơi, bộ đội đi đến đâu nhân dân ùa ra vẫy cờ hoa đến đấy. Có tiếng cười nói hân hoan, có cả những người đã khóc vì xúc động... niềm hạnh phúc cứ thế vỡ òa, dâng trào trong mỗi người dân Vùng mỏ. Nhân dân Bãi Cháy khi ấy còn cùng nhau may những lá cờ đỏ sao vàng với kích thước rất lớn treo khắp phố. Từ rạng sáng ngày 25/4, từng đoàn người bên Bãi Cháy nườm nượp kéo sang bên Hòn Gai để dự mít tinh, đón chờ giây phút lịch sử trọng đại của quê hương.
Bộ đội ta vào tiếp quản TX Hòn Gai tháng 4/1955,
trong sự chào đón tưng bừng của người dân. Ảnh tư liệu Bảo tàng Quảng Ninh.
 
Đúng 8 giờ 30 phút, ngày 25/4/1955, tại cuộc mít tinh ở thị xã Hòn Gai, Ủy ban quân chính Hồng Quảng ra mắt trước toàn thể nhân dân. Đại diện quân sự đã đọc nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp và ông Nguyễn Ngọc Đàm - Chủ tịch Ủy ban quân chính khu Hồng Quảng lúc bấy giờ, đã đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Hồng Quảng: “Những vùng quân đội Pháp chiếm đóng trước đây đã lần lượt được giải phóng, đồng bào Hòn Gai, Quảng Yên lại được sống tự do” - Đó là lời khẳng định trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là niềm vui của biết bao người dân Khu mỏ.
 
Khu mỏ Hồng Quảng hoàn toàn giải phóng, chấm dứt những đêm trường nô lệ để bước vào công cuộc dựng xây, phát triển. Từ đây, Đảng bộ và nhân dân khu Hồng Quảng bắt tay vào tiếp quản, phục hồi ổn định sản xuất. Đó là không khí lao động sôi nổi, hăng hái, vượt mọi khó khăn, gian khổ của lớp lớp công nhân Vùng mỏ với tinh thần “Kỷ luật - Đồng tâm”, với niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Người dân Cẩm Phả tưng bừng đón bộ đội vào giải phóng.
Ảnh tư liệu Bảo tàng Quảng Ninh.
 
Vững bước trên hành trình khát vọng mới
 
Phát huy tinh thần, giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Vùng mỏ, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cùng sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị, sự thống nhất của đội ngũ lãnh đạo tỉnh cùng điểm tựa vững chắc là niềm tin, sự đồng thuận lớn của các tầng lớp nhân dân, Quảng Ninh đã có những bước đi vững chắc, tự tin trên hành trình đổi mới và vươn xa. Qua đó, không ngừng khẳng định vị thế, sức bật mạnh mẽ của Vùng mỏ trong mỗi giai đoạn phát triển.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với thợ lò
Công ty CP Than Vàng Danh. Ảnh: Hùng Sơn
 
Hai năm cùng cả nước đương đầu với biết bao mất mát, đau thương, tổn thất do đại dịch Covid-19 đã một lần nữa chứng minh sức mạnh đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm của tất cả các tầng lớp nhân dân Vùng mỏ. Truyền thống văn hóa “Kỷ luật và Đồng tâm” luôn luôn tỏa sáng dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, là cội nguồn sức mạnh nội sinh để tỉnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
 
Với những kết quả đạt được rất toàn diện và nổi bật trong hai năm 2020 và 2021, đã đưa Quảng Ninh trở thành một trong những địa phương điển hình, điểm sáng của cả nước về phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện thành công “mục tiêu kép”, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín, vai trò cực tăng trưởng toàn diện của phía Bắc.
 
Theo đó, Quảng Ninh tiếp tục giữ vững vị trí là một trong hai địa phương trong cả nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP trên 10% và 6 năm liên tiếp đạt mức tăng trưởng 2 con số. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2021 đạt 10,28% (đứng thứ 2 cả nước). Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt trên 52.400 tỷ đồng, trong đó, thu nội địa đạt trên 42.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. GRDP bình quân đầu người ước đạt 7.614 USD. Quảng Ninh cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đồng thời dẫn đầu 4 chỉ số (PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI); trong đó, chỉ số PCI và PAR Index 4 năm liên tiếp giữ ngôi vị quán quân.
Đô thị Hạ Long được quy hoạch, đầu tư đồng bộ, hiện đại,
đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Ảnh: Đỗ Phương
 
Từ thực tiễn sinh động của Quảng Ninh có thể thấy, luôn kiên định với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám tiên phong trên hành trình đổi mới, tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng thực hiện thành công công tác xây dựng Đảng về chính trị gắn với đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng. Từ đó, tạo nên động lực thúc đẩy, thổi bùng khát vọng, niềm tin và hành động xây dựng Quảng Ninh ngày càng phát triển. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng cũng từ đây không ngừng tăng lên từ 73,3% năm 2016 lên 79% năm 2017, 85,1% năm 2018 và 96,1% năm 2020.
 
Cao tốc Tiên Yên - Móng Cái hoàn thành trong năm 2022
sẽ tăng thêm sự kết nối, cũng như cơ hội phát triển cho các khu vực,
địa phương trong và ngoài tỉnh. Ảnh: Đỗ Phương
 
Tại chuyến thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Ninh ngày 6/4 vừa qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “...Tôi tin tưởng và mong rằng, với truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng vẻ vang của quê hương, trên đà những thắng lợi đã đạt được, cùng với ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần năng động, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ninh sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng, quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa công cuộc đổi mới, phấn đấu hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra, xây dựng Quảng Ninh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nhân dân có cuộc sống ngày càng ấm no và hạnh phúc. Chúc Quảng Ninh tiến thật xa, Quảng Ninh như thế mới là Quảng Ninh”.
 
Những mong mkuốn, tin tưởng của đồng chí Tổng Bí thư cũng chính là mục tiêu, khát vọng mà Quảng Ninh đang quyết tâm vươn tới trên chặng đường đổi mới và phát triển.
 
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
  
  
  

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 12:00 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội chính thức thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

  • 23/11/2024 12:00 SA

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 23/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).