Image
Loading
08/01/2024 12:00 SA
Thực hiện Quyết định số 3794/QĐ - BVHTTDL ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc khai quật khảo cổ di tích chùa Hàm Long, phường Đại Yên, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Sau khi kết thúc khai quật, ngày 06/01/2024, Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích chùa Hàm Long.
Hiện vật phát lộ trong quá trình khai quật
 
Di tích chùa Hàm Long nằm ở Tổ 1, khu 1 (tên dân gian thường gọi là Xóm Quéo), phường Đại Yên, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Di tích có tọa độ địa lý 210 0'2.18'' vĩ Bắc, 106053'39.36'' kinh Đông. Cao khoảng 13m so với mực nước biển.
 
Trên diện tích khai quật 100m2, đoàn khai quật đã làm phát lộ nhiều dấu tích tích quan trọng bao gồm: (1).Dấu tích nền kiến trúc gồm có bó nền, nền, vật liệu gia cố nền và các chân tảng. Sơ bộ xác định sự tồn tại của 3 kiến trúc của hai giai đoạn khác nhau được xây dựng dưới thời Mạc và Lê Trung Hưng. (2) Bậc lên xuống với thành bậc bằng đá, dấu tích còn lại gồm các bậc lên xuống được xếp bằng các tảng đá lớn và 2 thành bậc bằng đá xanh, đã bị vỡ. Bậc lên xuống được xây dựng cuối thời Mạc và được tận dụng lại dưới thời Lê Trung Hưng.(3) Dấu tích bờ kè đá, bờ kè hiện còn dài khoảng 31m, chiều cao từ 1m - 2,5m, được kè bằng đá với mỗi viên đá có kích thước mỗi chiều từ 15 - 30 cm.
 
Di vật thu được trong khu vực khai quật chủ yếu là di vật có niên đại Lê Trung Hưng (thế kỷ XVI - XVIII), xung quanh di tích, đặc biệt là bờ kè đá, đã phát hiện một tỉ lệ nhỏ vật liệu kiến trúc thời Trần bao gồm gạch, ngói. Điều này chứng tỏ có thể có di tích thời Trần ở đây.
 
Nội dung trong các thác bản văn bia được Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp thực hiện năm 1935, chùa có tên là Sùng Đức, có tên khác là Lân Động, được xây dựng ở núi Hàm Long. Chùa có từ thời Trần, sau đó đổ nát và được xây dựng mới dưới thời Mạc, thời Lê Trung Hưng. Đến đầu thế kỷ XIX, chùa Sùng Đức vẫn là nơi được đông đảo khách thập phương đến chiêm bái.
 
Kết quả khai quật cho thấy đây là một di tích Phật giáo quan trọng và tồn tại trong khoảng thời gian dài.Những bằng chứng trong cuộc khai quật lần này là cơ sở để xác định tính chất, niên đại của di tích.Cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất bảo tồn và phát huy giá trị trong tương lai. Các đơn vị nghiên cứu cũng đề xuất cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần sớm lập hồ sơ đề nghị xếp hạng, quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích.
 
Một số hình ảnh di tích Hàm Long
 
 
 Mặt bằng khai quật nhìn từ hướng Tây
 
 
Mặt bằng khu vực khai quật
 
 Chân tảng tại KT01
 
Chân tảng còn nguyên vị trí tại KT02
 
Dấu tích bậc lên xuống với thành bậc bằng đá
 
Một đoạn bờ kè đá
 
Toàn cảnh di tích Hàm Long
 
Bảo tàng Quảng Ninh
trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
 
 
 

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 12:00 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ di tích đình Xích Thổ

Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ di tích đình Xích Thổ

  • 03/12/2023 12:00 SA

Ngày 03/12/2023, Bảo tàng Quảng Ninh phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khảo cổ tại di tích đình Xích Thổ.