Image
Loading
20/10/2023 12:00 SA
Văn hóa các dân tộc tỉnh Quảng Ninh
          Quảng Ninh là tỉnh địa đầu phía Đông Bắc nước ta với diện tích tự nhiên hơn 6.000 km2, trong đó: 87% là đất liền, 13% là hải đảo. Dân số có khoảng 1,3 triệu người với 43 thành phần dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (chiếm 87,7%), còn lại 42 dân tộc thiểu số: Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay, Hoa, Nùng, Mường…

 Trong không gian trưng bày chủ đề văn hóa dân tộc, Bảo tàng Quảng Ninh đã chọn 6 trong tổng số 43 dân tộc của tỉnh Quảng Ninh để trưng bày những nét văn hóa tiêu biểu đặc sắc của từng dân tộc như: dân tộc Kinh; Dao (Dao thanh Y – Dao Thanh Phán); Sán Dìu; Sán Chay; Tày; Hoa.

1. Dân tộc Kinh

Là cư dân bản địa lập nghiệp, sinh sống lâu đời nhất ở Quảng Ninh. Họ thường sống trong các thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, ở dải đồng bằng ven biển hoặc dọc theo đường quốc lộ. Ở miền núi, họ quần tụ trong các thung lũng có sông suối chảy qua.

- Cổng làng, cây đa:

+ Là một trong những biểu tượng của làng quê Bắc Bộ.

+ Cổng làng gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng.

+ Kiến trúc của cổng làng không cầu kỳ, phô trương, mà là cửa ngõ để vào một làng và là nơi phân chia ranh giới giữa các làng với nhau; là sự kết nối gia tộc làng xã, về phong tục, tập quán, văn hóa riêng biệt.

+ Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa….

- Ngôi nhà người Kinh ở Quảng Yên:

Bảo tàng Quảng Ninh đang trưng bày ngôi nhà của gia đình ông Vũ Hữu Tận, khu I, phường Phong Hải, Thị xã Quảng Yên xây dựng năm 1856.

+ Kiến trúc ba gian hai chái. Gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, treo bức đại tự và câu đối dăn dạy con cháu làm việc chăm chỉ. Phía trước kê sập gụ, tủ chè.

+ Mô tả văn hóa bên mâm cơm của gia đình người Kinh...

- Góc chợ Thương cảng Vân Đồn:

+ Thương cảng Vân Đồn được hình thành năm 1149, dưới thời vua Lý Anh Tông và tồn tại trong suốt 7 thế kỷ từ thời Lý đến thời Hậu Lê (giữa thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 18), với nhiều thuyền buôn từ khắp châu Á và châu Âu đến buôn bán, trao đổi hàng hóa.

+ Hàng hoá được trao đổi tại đây: các sản vật tự nhiên (hương liệu, ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, vàng, bạc, đồng, diêm tiêu); đồ sứ, lụa là gấm vóc... Thương cảng Vân Đồn phát triển cực thịnh vào thế kỷ 13,14 và trở thành một thương cảng quốc tế đầu tiên và quan trọng của nước Đại Việt.

2. Dân tộc Dao

Là dân tộc có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, chia làm 2 nhóm: Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán.

- Dao Thanh Y:

+ Địa bàn cư trú chủ yếu tại Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu, Hạ Long.

+ Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, kết hợp với trồng và khai thác rừng. Họ sống thành từng bản, mỗi bản chừng vài chục đến vài trăm hộ.

 + Những giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể: Hội làng, lễ cấp sắc, hát giao duyên, thêu thùa, tục cưới hỏi, ma chay…

- Dao Thanh Phán:

Dân tộc Dao Thanh Phán ở mỗi địa phương có sự khác nhau. Phụ nữ Dao Thanh Phán ở các huyện miền Đông tỉnh Quảng Ninh thì cạo hết tóc, đội một chiếc mũ đặc biệt. Tuy nhiên phụ nữ Dao Thanh Phán ở Hạ Long, Uông Bí vẫn để tóc, không đội mũ mà chỉ đội khăn.

+ Trang phục của họ rực rỡ, họ có quan niệm sống ở vùng núi cao nên khi mặc trên mình bộ áo rực rỡ sắc màu sẽ khiến thú dữ tránh đi.

+ Nhà ở của người Dao Thanh Phán là ngôi nhà đất, mái ngói âm dương, xây dựng ở nơi cao ráo, khuất gió, gần nương và nguồn nước để tiện cho việc sinh hoạt đời thường.

- Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Phán ở Ba Chẽ

Cấp sắc là tập tục trong chu kỳ đời người, đánh dấu sự trưởng thành của nam giới dân tộc Dao, khẳng định sự công nhận của cộng đồng và thần linh đối với người được cấp sắc.

+ Độ tuổi của con trai từ 15 đến 20 tuổi đều phải trải qua lễ cấp sắc. Những người được cấp sắc mới có đủ tư cách hoàn thành những việc bình thường của thành viên trong xã hội và mới được coi là người trưởng thành.

+ Mô tả lễ cấp sắc: 3 đèn, 7 đèn và 12 đèn…

+ Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của người Dao Thanh Phán. Với giá trị văn hoá đặc sắc, lễ cấp sắc đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch lựa chọn để đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

- Lễ kiêng gió của người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu:

Hội Kiêng gió bắt nguồn từ phong tục tránh thú rừng, thiên tai và cầu cho mùa màng bội thu, ấm no của đồng bào Dao Thanh Phán. Thường diễn ra vào ngày 4/4 âm lịch hàng năm.

+ Nêu bật các nghi thức và tục lệ của người Dao Thanh Phán trong lễ Kiêng gió hàng năm……

 + Ngày này cũng là dip để được gặp gỡ bạn cũ, được trò chuyện, hàn huyên sau một năm vất vả cực nhọc… Khi chia tay ngày hội, người Dao lại trở về với công việc thường ngày.

3. Dân tộc Sán Dìu

Dân tộc Sán Dìu ở Quảng Ninh sống rải rác, xen kẽ với người Việt. Người Sán Dìu ưa sống dưới chân những núi thấp hoặc trên các quả đồi đất sàn sàn vây quanh thung lũng có thể canh tác lúa nước hoặc trồng màu.

- Lễ hội Đại Phan

Lễ Đại phan của dân tộc Sán Dìu ở xã Bình Dân, huyện Vân Đồn mang ý nghĩa cầu an, cầu mùa, xua đuổi tà ma, dịch bệnh.

+ Mô tả phần nghi lễ gồm: dựng vương đàn, ngũ nhạc lầu, nhập và tung phướn, chém thảo triều, rước Sơn Thái Nhân du hương, dựng cây phan ngọ triều, mãn triều, ngũ đại thiên vương chạy đàn, chém súc hiến tế, leo đao, cấp sắc, lội than.

+ Mô tả lễ leo dao của đồng bào dân tộc Sán Dìu...

+ Đại phan là nghi lễ rửa tội cho cả vong nhân lẫn người sống. Vì thế nhất thiết phải có lễ lội than (đi chân trần trên than hồng). Lễ Đại Phan thực sự là sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Sán Dìu.

- Lễ đón dâu:

Lễ cưới của người Sán Dìu thường diễn ra vào tháng 10 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của người Sán Dìu, để tổ chức được 1 lễ cưới thì việc đầu tiên là phải chọn được ông bà mai mối.

+ Mô tả cụ thể các nghi thức, phong tục tập quán trong lễ cưới hỏi của người Sán Dìu…

4. Dân tộc Tày

- Dân tộc Tày là dân tộc thiểu số được biết đến sớm nhất ở Việt Nam, bắt đầu từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên.

- Dân số của người Tày ở Quảng Ninh hiện nay là 29.849 người, chiếm 20,80% dân số toàn tỉnh. Họ sống tập trung trong các huyện miền núi Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà…

- Nguồn gốc; Người Tày có nguồn gốc từ Quảng Tây (Trung Quốc), họ đã di cư qua Việt Nam từ rất lâu đời.

- Nhà truyền thống của người Tày thường là nhà sàn, được thiết kế để tránh thú dữ. Nhà ở thường là nhà đất mái lợp cỏ tranh.

- Trang phục của phụ nữgồm có: Khăn đội đầu, áo cánh, áo dài, váy hoặc quần, giày vải hoặc dép.

- Trang phục nam giới có: quần chân què, đũng rộng, cạp lá tọa, áo ngắn cũng may 5 thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối.

- Đồ trang sức của phụ nữ Tày: chủ yếu bằng đồng hoặc bạc: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, khuyên tai, nhẫn ... đồ trang sức thường là đồ lễ cưới, thách cưới trong hôn nhân của người Tày.

 

5. Dân tộc Hoa

- Nguồn gốc: Người Hoa di cư vào Việt Nam từ thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XX. Người Hoa ở Quảng ninh có: 5.503 người, chiếm 3,80 % dân số toàn tỉnh.

- Phân bố: Ở nông thôn, họ thường sống men theo chân núi, trong cánh đồng, trải dài trên bờ biển, gần nguồn nước, giao thông thuận tiện. Nhà ở được bố trí sát nhau theo dòng họ. Ở thành thị, họ thường sống tập trung trong các khu phố riêng.

- Loại hình nhà phổ biến của người Hoa ở thị trấn, thị xã là kiểu nhà hình ống. Có kiến trúc giống hệt nhau. Ở các vùng nông thôn nhà của người Hoa có thể được xây bằng đá, gạch mộc hay trình đất.

- Trang phục truyền thống của người Hoa hiện chỉ còn thấy ở một số người cao tuổi hay trong các nghi lễ cưới, trong lễ tang. Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao hoặc một chiếc áo "sườn xám".

- Bếp người Hoa: Là nơi được đặc biệt quan tâm, đây là nơi các thành viên quây quần đoàn tụ trong bữa cơm đoàn viên của gia đình. Các món ẩm thực nổi tiếng trong của họ là: bánh gật gù được chế biến từ gạo, khau nhục được chế biến từ thịt lợn…

 

6. Dân tộc Sán Chay

- Năm 1973 hai nhóm người Cao Lan và Sán Chỉ được gộp làm một và sau đó được đổi tên là Sán Chay.

- Người Sán Chayở Quảng ninh có: 16.107 người, chiếm 11,20% dân số toàn tỉnhHọ có nguồn gốc từ 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc), di cư qua Việt Nam vào cuối thời Minh, đầu thời nhà Thanh.

- Dân tộc Sán Chay sống tập trung ở các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà...

- Dân tộc Sán Chay có nhiều họ, mỗi họ chia ra thành các chi. Từng họ có thể có một điểm riêng biệt về tập tục.

- Người Sán Chay có loại hình dân ca độc đáo: Soóng Cọ là một loại hình văn hóa dân gian truyền thống đã có từ lâu đời. Đó là một thể loại dân ca trữ tình, một sinh hoạt văn hóa phong phú, hấp dẫn.

- Người Sán Chay ở nhà sàn. Phổ biến là 3 gian với các kiểu vì kèo 6 hoặc 5 cột.

trang chủ

Chia sẻ:
Ý KIẾN BÌNH LUẬN  Ý KIẾN BÌNH LUẬN
  
  
  

Bài nổi bật

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

Khai mạc triển lãm “Di sản thiên nhiên Thế giới – triển lãm đặc biệt Jeju Hàn Quốc”

  • 01/07/2023 12:00 SA

Sáng 30/6, tại Bảo tàng Quảng Ninh đã diễn ra buổi khai mạc trưng bày triển lãm: “Di sản thiên nhiên thế giới – Triển lãm đặc biệt JEJU HÀN QUỐC”. Triển lãm do Trung tâm di sản thế giới Jeju phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Bảo...

Bài viết khác

Phương tiện đánh bắt thủy hải sản

Phương tiện đánh bắt thủy hải sản

  • 20/10/2023 12:00 SA

Ðánh bắt hải sản ở Quảng Ninh là một nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời. Hiện nay còn tồn tại nhiều cách thức đánh bắt thủ công như: câu mực, câu cá song, câu cáy, đào sái sùng, đánh cá đèn, cào ngán, cào thiếp, bổ hà...